Thông tin 'bắt giam Giám đốc Đài Truyền hình Vĩnh Long Lê Quang Nguyên' là tin giả
Từ khi còn là một sinh viên trường y, bác sĩ trẻ Trương Văn Khánh Nguyên (33 tuổi, Phó trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị) đã định hướng trở thành một bác sĩ tim mạch. Nhưng chưa dừng lại ở đó, bác sĩ Nguyên không ngừng nỗ lực để nâng cao tay nghề bằng những nghiên cứu khoa học."Tôi luôn mong muốn sẽ trở thành một bác sĩ tim mạch giỏi, có thể chữa bệnh cho thật nhiều người mắc bệnh lý tim mạch, đặc biệt là những ca bệnh hiếm gặp. Sau mỗi lần như thế, tôi lưu lại hình ảnh, quá trình phẫu thuật can thiệp rồi tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu", bác sĩ Nguyên chia sẻ.Các đề tài nghiên cứu khoa học của anh thường là những nghiên cứu về diễn biến, sự cố y khoa, cách xử lý... sau mỗi trường hợp đặc biệt. Song, đó là những kinh nghiệm quý báu để anh tự hoàn thiện bản thân và có cơ hội được tham dự nhiều hội thảo trong nước và quốc tế."Tôi từng tham gia phẫu thuật can thiệp cho một trường hợp biến chứng thủng mạch vành, lỗ thủng rất lớn nên dụng cụ bít mạch thông thường (covered stent) không giải quyết được. Trong lúc cấp bách, chúng tôi quyết định làm covered stent tự chế bằng những dụng cụ có sẵn", bác sĩ Nguyên nhớ lại.Sau khi ca phẫu thuật can thiệp thành công, bác sĩ Nguyên lưu lại các hình ảnh, cách làm covered stent tự chế và tiếp tục nghiên cứu, viết thành một báo cáo nghiên cứu khoa học. Đầu năm 2025, bác sĩ Nguyên đưa đề tài này tham gia báo cáo tại Hội thảo tim mạch can thiệp tại Singapore do Hội Tim mạch học Singapore tổ chức, tham gia cuộc thi "Ca lâm sàng hay nhất", đoạt giải nhất và được nhiều bác sĩ nước bạn tìm đến trao đổi."Hội thảo và cuộc thi quy tụ nhiều bác sĩ đến từ Nhật Bản, Indonesia, Malaysia... Đề tài của tôi may mắn đoạt giải nhất và được các bác sĩ nước bạn quan tâm. Đối với tôi đây là một thành công lớn của bản thân, không chỉ có cơ hội được học hỏi mà còn để bạn bè quốc tế biết đến ngành y tế tỉnh nhà cũng như tim mạch của Việt Nam đang rất phát triển", bác sĩ Nguyên chia sẻ.Bác sĩ trẻ tài năng Trương Văn Khánh Nguyên còn đảm nhận chức vụ Bí thư chi đoàn Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, Phó chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị. Trong những lần cùng Chi đoàn, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị tổ chức các hoạt động vùng cao, anh luôn mong muốn sẽ làm được nhiều thứ hơn nữa dành cho đồng bào thông qua việc thăm khám, cấp phát thuốc miễn phí.Suốt 5 năm công tác tại quê hương, bác sĩ Nguyên đã có hơn 20 đề tài nghiên cứu khoa học về các ca bệnh đặc biệt, trong số đó có những đề tài giúp anh có cơ hội giao lưu, học hỏi với bạn bè quốc tế. Song, vị bác sĩ trẻ vẫn có những trăn trở với quê hương, với những vùng khó khăn."Vừa qua, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Quảng Trị tổ chức một chuyến từ thiện ở vùng bản làng khó khăn thuộc tỉnh Savannakhet (Lào). Tại đây, tôi tham mưu với cấp trên tổ chức sàng lọc bệnh tim cho trẻ em và phát hiện ra có một số ca bệnh tim bẩm sinh. Tôi rất mong muốn được đưa ca bệnh này về Việt Nam để điều trị nhưng lại vướng mắc nhiều thủ tục, chi phí", bác sĩ Nguyên chia sẻ.Bác sĩ Nguyên cũng mong muốn có thêm nhiều câu lạc bộ thường xuyên nghiên cứu khoa học để các bác sĩ có môi trường giao lưu, nâng cao tay nghề, qua đó có thể trực tiếp điều trị thành công cho các ca bệnh nặng ở vùng sâu, vùng xa mà không cần phải chuyển tuyến.Chị Bùi Thị Vân Anh, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Quảng Trị, đánh giá cao tinh thần hăng say với công việc, với các nghiên cứu khoa học và tích cực tham gia hoạt động Đoàn, Hội của bác sĩ trẻ Trương Văn Khánh Nguyên."Các nghiên cứu khoa học của bác sĩ Nguyên rất có ích với những người đồng nghiệp, đặc biệt là đội ngũ bác sĩ trẻ của tỉnh Quảng Trị. Năm 2023, anh được Tỉnh đoàn Quảng Trị trao danh hiệu Gương mặt trẻ tiêu biểu, minh chứng cho những nỗ lực không ngừng trong quá trình làm việc, nghiên cứu", chị Vân Anh nói.Trường THCS được 'quan tâm' nhất của quận 4, TP.HCM công bố tuyển sinh lớp 6
Sau lễ khai mạc, các trận thi đấu diễn ra sôi nổi, hấp dẫn lôi cuốn người xem.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: 'Bùn - máu và hoa'
Trong ngày hôm nay, nắng nóng gay gắt với nhiệt độ phổ biến từ 36 - 38 độ C nhiều khả năng sẽ tiếp tục xuất hiện ở các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai. Tại Tây Ninh và TP.HCM nhiệt độ thấp hơn với mức nhiệt từ 35 - 37 độ C.
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.
Ngang nhiên trám xi măng bịt kín gốc cây xanh
“Mình là một người hâm mộ các nhóm nhạc Hàn Quốc. Năm 2021, mình đã rất bất ngờ khi được stylist của nhóm nhạc Aespa liên hệ để mua lại các thiết kế. Mình đã gửi một số sản phẩm thuộc bộ sưu tập mang tên Bizzare Fairytale như: quần cánh dơi, bodysuit… sang Hàn Quốc cho 4 thành viên của nhóm nhạc”, Thắng kể.